Một tiểu hành tinh lớn đã đâm vào trái đất cách đây 66 triệu năm trước. Tác động đã góp phần vào sự tuyệt chủng của khủng long và 75% sự sống trên Trái đất vào thời điểm đó. Trong đó các vùng biển bị tàn phá nặng nề do biến đổi độ pH của axit trong nước biển. Vụ tai nạn tiểu hành tinh đã gây ra sóng thần cao hàng dặm, cháy rừng và giải phóng hàng tỷ tấn lưu huỳnh làm mờ mặt trời và khiến hành tinh nguội đi, giết chết nhiều loài trên đất liền.

Thách thức toàn cầu về axit hóa đại dương

Độ pH của axit trong nước cao khiến cho sinh vật nước biển bị tiêu diệt.

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng các lí do loài sinh vật biển tuyệt chủng gần hết là do: Mưa axit và bụi phóng xạ từ tác động thiên thạch đã axit hóa các đại dương trên thế giới trong nháy mắt. Điều đó khiến hệ sinh thái biển bị sụp đổ.

Độ pH axit

Trong vòng một phút chạm Trái đất. Các thiên thạch đã tạo một lỗ thủng gần 100 dặm sâu vào đáy biển. Nó tạo ra một hố bọt đá tan chảy và khí siêu nóng. Chất chứa trong cái vạc bốc lửa đó tăng vọt. Tạo ra một ngọn núi cao trút mưa axit xuống đại dương.

Các nhà khoa học biết các sự kiện thảm khốc trên đất liền sau vụ va chạm của tiểu hành tinh đã gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt của 75% sự sống trên Trái đất (bao gồm cả khủng long). Nhưng cơ chế mà các loài sinh vật đại dương bị diệt vong thì chưa nhiều người biết. Giờ đây, một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đã phát hiện ra rằng những cơn mưa axit sau vụ nổ là nguyên nhân.

Nguyên nhân do biến đổi độ pH của axit trong nước tại các vùng biển.

Noah Planavsky, một trong những tác giả của nghiên cứu, nói với New York Times : “Đó là hiện tượng axit hóa chớp nhoáng, và nó đã biến đổi hệ sinh thái đại dương.

Xem thêm : Cách xử lý nước bị axit.

Vỏ hóa thạch nhỏ tiết lộ những gì đã xảy ra sau va chạm.

Để làm sáng tỏ bí ẩn về những gì đã xảy ra sau vụ tai nạn thiên thạch định mệnh. Các nhà khoa học có thể kiểm tra những tảng đá lắng đọng trong hoặc sau vụ va chạm. Hoặc tìm kiếm hóa thạch của những sinh vật đã chết trong khoảng thời gian Chicxulub bị va chạm.

Trong trường hợp này. Tác giả chính của nghiên cứu ông Michael Henehan đã tìm thấy một lớp đất sét lộ ra trong hang động Geulhemmerberg ở Hà Lan. Đất sét chứa những tảng đá có niên đại từ thời điểm trước khi va chạm. Cũng như thời điểm sau vụ va chạm. Các tảng đá trong mỗi lớp chứa vỏ hóa thạch của sinh vật phù du cực nhỏ gọi là foraminifera.

Henehan và nhóm của ông đã có thể kiểm tra mức độ đồng vị hóa học trong những vỏ sò đó. Từ đó đưa ra manh mối về lí do việc sinh vật phù du chết.

Độ pH axit

Vỏ hóa thạch hiển vi của sinh vật phù du Heterohelix globulosa foraminifera được phát hiện trong hang động Geulhemmerberg ở Hà Lan. Chúng được hiển thị ở độ phóng đại 8x. 

Phát hiện từ nhóm nghiên cứu.

Nhóm của Henehan phát hiện ra rằng tỷ lệ đồng vị boron. Một phép đo dùng làm đại lượng cho độ axit của đại dương. Phép đo cho thấy có sự gia tăng axit hóa vùng biển trong vòng 100 đến 1.000 năm sau vụ va chạm của tiểu hành tinh Chicxulub. Ông  nói với The Guardian rằng các lớp vỏ sò hóa thạch “mỏng hơn nhiều và bị vôi hóa sau vụ va chạm”.

Nhìn chung, những manh mối này cho thấy. Độ pH của đại dương đã giảm 0,25 đơn vị trên thang độ pH trong vòng một thiên niên kỷ sau vụ tai nạn tiểu hành tinh. (Thang đo bắt đầu từ 0 đối với độ pH tính axit hoàn toàn. Và lên đến 14 đối với tính kiềm hoàn toàn; thông thường, đại dương có tính kiềm).

Theo các tác giả nghiên cứu. Mặc dù một thiên niên kỷ có vẻ là một khoảng thời gian dài. Nhưng điều đó có nghĩa là bề mặt của các đại dương bị axit hóa một cách “chớp nhoáng” trên quy mô địa chất. Quá trình axit hóa đó đã quét sạch nhiều loài sinh vật phù du. Nó gây ra sự sụp đổ toàn cầu của chuỗi thức ăn biển. Kèm theo đó là sự tuyệt chủng hàng loạt sau đó của sinh vật đại dương.

Độ pH axit

San hô bị tẩy trắng ở Tahiti, Polynesia thuộc Pháp, vào tháng 5 năm 2019. 

Henehan nói thêm : “Chúng tôi cho thấy quá trình axit hóa đại dương có thể dẫn đến sự sụp đổ sinh thái.

Theo các tác giả nghiên cứu. Khám phá này có ảnh hưởng phân nhánh đối với sự hiểu biết của chúng ta về tình trạng hiện tại của các vùng biển của chúng ta.

Các đại dương trên Trái đất hấp thụ 30% lượng khí thải carbon-dioxide mà con người thải ra. Điều đó gây ra các phản ứng hóa học trong nước làm axit hóa nước biển. Độ pH của đại dương chuyển tính axit đã giảm 0,1 đơn vị. Độ axit tăng 30%. Kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu.

Xem thêm: Nước ion kiềm trung hòa axit như thế nào.

Sự sụt giảm độ pH xảy ra cách đây 66 triệu năm chỉ bằng 2,5 lần mức giảm mà chúng ta đã thấy trong 250 năm qua. Theo Viện Smithsonian , độ pH của đại dương dự kiến ​​sẽ giảm thêm 0,3 đến 0,4 đơn vị pH vào cuối thế kỷ này.

Henehan nói: “Nếu pH giảm 0,25 là đủ để tạo ra một vụ tuyệt chủng hàng loạt, chúng ta cần cẩn thận vấn đề này”.

Độ pH axit

Một bức ảnh năm 2017 từ Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho thấy san hô bị tẩy trắng ở Guam do độ pH đại dương mang tính axit. 

Theo một nghiên cứu năm 2012. Quá trình axit hóa đại dương đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong 300 triệu năm qua. Độ pH của axit trong nước liên tục thay đổi. Planavsky nói với New York Times rằng tỷ lệ này có thể tương đương với quá trình axit hóa chớp nhoáng xảy ra sau khi tiểu hành tinh va chạm vào trái đất.

Tham khảo: Nguồn nước bị axit hóa khiến nhiều người bị bệnh về dạ dày.

Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì rất có thể các sinh vật còn lại trên hành tinh sẽ gặp nguy hiểm.

 

Xem thêm :

Bác sĩ và chuyên gia nói gì về nước ion kiềm.

6 bí quyết chọn mua Máy lọc nước điện giải ion kiềm tốt nhất.

 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH IONIA Việt Nam – Đại diện chính thức thương hiệu máy lọc nước ion kiềm IONIA Hàn Quốc.

Địa chỉ: Tầng 10,Tháp C,Toà Central Point Số 219 Phố Trung Kính, P.Yên Hoà, Q.Cầu Giấy , Hà Nội

Website: https://ionia.com.vn/

Hotline: 0946.755.145 – 0929.577.431. Máy bàn: 0243.201.0853.

Xem bài viết trước, tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *