Cân bằng axit và kiềm theo quan điểm thực dưỡng Osawha.
Những đồ ăn tạo axit (bánh ngọt, chè, kem) vẫn hấp dẫn hơn so với đồ ăn tạo kiềm (các loại rau xanh). Một chế độ ăn quá nhiều thực phẩm tạo axit sẽ làm suy yếu hệ thần kinh. Gây ra các bệnh về thận, dạ dày hay nhiều loại bệnh nan y khác. Ngược lại, dư thừa kiềm trong máu lại gây kích thích mạnh trong hệ thần kinh. Kéo theo đó là cảm giác bứt rứt, khó chịu rồi có thể dẫn đến sự co rút đột ngột của cơ bắp. Chìa khóa để có một sức khỏe tốt chính là cân bằng giữa hai yếu tố này : Axít và Kiềm.
3 nguyên tắc.
- Trong hóa học cũng có sự phân chất gọi là axít và kiềm. Là những hợp chất có chứa Hydro. Hydro là một trong hai nguyên tố đặc biệt đầu tiên được hình thành trong vũ trụ. Chúng ta ăn thức ăn, thực chất là ăn Hydro vì khả năng giải phóng ion Hydro sẽ tạo ra năng lượng nuôi tế bào.
- Khả năng giải phóng ion Hydro được tính bằng đơn vị pH. Nước có pH=7 gọi là độ pH trung tính, nếu pH lớn hơn 7 chất đó gọi là kiềm. Còn pH nhỏ hơn 7 chất đó gọi là axit. Axit và kiềm có đặc tính trái ngược nhau như dương và âm.
- Cơ thể con người chiếm 70% trọng lượng là dịch lỏng chứa Hydro. Một người nặng 50kg, thì chứa 35kg dịch axit và kiềm. Vì thế nên vai trò của kiềm và axit rất quan trọng. Nguyên tố tạo kiềm di chuyển trong máu, còn nguyên tố tạo axit di chuyển lên não.
Độ pH trong máu.
Hẳn các bạn vẫn còn nhớ chút kiến thức hóa học cơ bản. Chúng ta phân biệt axit và kiềm dựa vào độ pH. Bình thường máu của chúng ta có độ pH ở mức 7.365, hơi kiềm một chút.
Nhưng tại sao chúng ta lại quan tâm đến độ pH?. Nguyên nhân là vì cơ thể của chúng ta chỉ có thể hoạt động ổn định với một biên độ pH rất nhỏ. Nếu độ pH trong máu rơi xuống quá mức 6.95. Tức là trong máu quá ít oxy. Tim sẽ đập chậm dần lại rồi tiến tới ngừng đập. Mặt khác nếu độ pH trong máu tăng quá mức 7.7 thì sẽ gây ra hiện tượng co giật cơ bắp. Tim sẽ bị co thắt dẫn đến ngừng đập.
Nhân tố ảnh hưởng đến độ pH trong máu.
-
Chế độ ăn.
Một chế độ ăn quá nhiều protein sẽ khiến cơ thể bị dư thừa axit. Bởi vì khi protein bị phân hủy sẽ sinh ra u-rê trong máu. U-rê sẽ làm cho thận thải ra quá nhiều nước, cùng với những khoáng chất tạo kiềm. Vì thế nếu tiêu thụ quá nhiều protein. Sẽ tạo điều kiện axit trong máu. Khoáng chất cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến độ pH.
Thức ăn giàu các nguyên tố tạo kiềm như canxi, magie, kali làm tăng độ pH trong máu. Trong khi các thức ăn có nhiều photpho hay sulfua sẽ làm giảm độ pH trong máu. Do vậy nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm như đường, gạo trắng, bột mì trắng, hóa chất có trong thực phẩm, thuốc tây. Sẽ khiến máu bị nhiễm axit. Một mặt chúng chứa nhiều nguyên tố tạo axit. Mặt khác chúng lại sử dụng hết những nguyên tố hóa học có khả năng tạo kiềm trong cơ thể để trung hòa axit do chính chúng sinh ra.
Ăn nhiều chất béo có tác hại gì.
Ăn quá nhiều chất béo cũng dẫn đến sự dư thừa axit trong máu. Vì chất béo không hòa tan trong nước. Nếu thường xuyên ăn quá nhiều thực phẩm chất béo thì những cục chất béo không tan sẽ trôi nổi trong động mạch đi tới các mao mạch. Điều này sẽ làm tắc nghẽn các mao mạch. Dẫn đến việc ngừng cung cấp chất dinh dưỡng và oxi, làm cho tế bào ở phần cuối mao mạch tắc nghẽn và chết. Tế bào chết đi, lại biến đổi thành axit.
-
Điều kiện tâm sinh lý.
Hoạt động của cơ thể luôn tạo ra các axit như axit sulphuric, axit acetic và axit lactic. Nếu thận yếu thì những axit này không thể bị đào thải. Sẽ làm cho dịch cơ thể bị nhiễm axit. Khi chúng ta bị căng thẳng. Cơ thể sẽ tiết ra các hooc môn mang tính axit như cortisol hay adrenaline. Nó khiến máu bị nhiễm axit.
Tác động của sự dư thừa axít đến cơ thể.
Cơ thể chúng ta luôn có xu hướng axit hóa do những hoạt động của cơ thể như hô hấp, trao đổi chất … Khi đó, nếu thay vì bổ sung những thực phẩm tạo kiềm để tái cân bằng lại cơ thể. Mà chúng ta lại dùng thêm nhiều thức ăn tạo axit sẽ gây ra sự dư thừa axit trong máu. Kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho cơ thể.
-
Mệt mỏi.
Làm việc quá nhiều, ăn quá nhiều thức ăn tạo axit mạnh như thịt sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu. Đồng thời làm tăng lượng H2CO3 trong máu. Gây tổn thương đến trung tâm hô hấp và làm yếu nhịp thở. Thở yếu, làm giảm lượng Oxy vào cơ thể. Dẫn đến thiếu Oxy cho việc chuyển hóa trong các tế bào, do đó gây ra mệt mỏi.
-
Ức chế thần kinh.
Khi máu trong cơ thể bị nhiễm axit, hệ thần kinh sẽ bị ức chế làm cho chúng ta không thể suy nghĩ. Hành động một cách mạch lạc, thông suốt. Đồng thời việc dư thừa axit cũng gây nên trạng thái tâm lý căng thẳng. Uể oải cho chúng ta.
-
Bệnh tật và Ung thư.
Khi axit vào trong dịch ngoại bào sẽ giết chết các tế bào thần kinh nối liền với não bộ. Rồi khi axit vào trong dịch nội bào sẽ phá hủy nhân tế bào. Hệ quả là dẫn đến các biểu hiện ban đầu như mệt mỏi, uể oải. Dễ bị cảm lạnh và tiếp theo có thể là đau đầu, tức ngực, đau dạ dày.
Khi máu bị nhiễm axit.
Cơ thể tích tụ những axit dư thừa ở một số vùng trong cơ thể. Làm cho máu không còn khả năng duy trì được điều kiện kiềm nữa. Nếu xu hướng này cứ gia tăng, một số tế bào sẽ chết, và khi những tế bào này chết sẽ tự biến thành axit. Tuy nhiên, một số thế bào thích ứng được với môi trường đó. Nói cách khác, thay vì chết như một số tế bào thông thường trong môi trường axit. Một số tế bào vẫn sống sót và trở thành tế bào ác tính. Tế bào ác tính không phù hợp với chức năng của não và không phù hợp với mã hóa AND của cơ thể. Do đó những tế bào ác tính phát triển không hạn định và vô tổ chức. Đây chính là ung thư.
Ăn thực dưỡng có tạo máu có tính axit hay không?.
Đến với thực dưỡng bạn phải hiểu về khái niệm axit và kiềm. Cách tiếp cận này hiện khá phổ biến trong dinh dưỡng hiện đại. Tất cả các thực phẩm ăn vào đều sản sinh ra chất kiềm hay axit trong cơ thể. Theo như mọi người nghĩ, axít là xấu, kiềm là tốt. Thực tế là cân bằng 2 thứ đó mới là điều tốt. Tỉ lệ axit và kiềm lý tưởng cho máu là 30:70, tức là nghiêng về Kiềm nhiều hơn.
Gạo lứt có tính axit hay kiềm ?.
Gạo lứt ăn vào sinh axít, nhiều hơn gạo trắng(nhưng tính chất yếu hơn thịt/ sữa nhiều!). Vậy ăn kiểu thực dưỡng lấy gạo lứt làm chủ đạo sẽ làm máu và dịch trong cơ thể trở nên quá chua? (50-60% lận!) Một số nhà dinh dưỡng khuyên rằng như vậy không tốt và nên dùng rau,salad, trái cây là chính. Thực tế là, ăn thực dưỡng không chỉ có hạt cốc hay gạo lứt không thôi. Nó còn có 1 lượng đáng kể rau củ, rong biển và các gia vị khác. Như miso, tamari. Chúng đều là thực phẩm tạo kiềm. Thậm chí cả cách ăn số 7 (chỉ ăn hạt cốc) – vốn không được khuyến khích – cũng còn có muối mè, miso ăn kèm.
Thực dưỡng giúp ích gì
Để hiểu đầy đủ làm sao thực dưỡng có thể làm cho máu mang môi trường kiềm nhẹ, khỏe mạnh. Chúng ta cần nhìn xa hơn ngoài thực phẩm. Chúng ta cũng cần phải nhìn vào cách nấu, cách ăn và các yếu tố khác. Ví dụ gạo lứt và ngũ cốc khác thường được nấu chín với một nhúm muối biển. Hoặc một mảnh nhỏ rong biển. Mơ muối umeboshi. Cả 3 đều là những thực phẩm tạo kiềm mạnh.
Đậu (đậu đỏ, đậu lăng…), mà người ta hay nấu chung với gạo lứt, cũng là tạo axít. Và một lần nữa, chúng thường được nấu với muối hoặc rong biển. Khi ăn, gia vị thường dùng là muối mè. Vốn là thứ tạo kiềm dương mạnh. Hay là tương miso, bột lá tía tô, tekka, tương tỏi, rong biển nori..cũng tương tự. Đồ uống khuyên dùng là trà già bancha, cũng là thứ kiềm hoá rất tốt cho máu.
Nhai thức ăn kỹ.
Một đề nghị quan trọng rằng chúng ta nhai thức ăn thật kĩ – ít nhất 50 lần mỗi miếng, tốt nhất là 100 lần hoặc nhiều hơn. Cho đến khi thực phẩm chuyển sang chất lỏng, trước khi nuốt. Mục đích của việc nhai không chỉ là để nghiền nát thực phẩm. Một máy xay có thể làm điều này. Mục đích là để pha trộn các thực phẩm với nước bọt, có tính kiềm. Sự khoái lạc của việc ăn uống ta chỉ cảm nhận được thông qua lưỡi đúng không. Và khi nào đồ ăn còn trong miệng là khi đó ta còn “sướng” đây. Ai cũng muốn kéo dài sự sung sướng. Và như vậy, ko bao giờ trê trách những người ăn chậm nhai kĩ cả. Theo kinh nghiệm, ăn 1 mình sẽ tốt hơn. Bạn sẽ dễ bị phân tâm và quên mất chuyện này nếu ăn chung với những “con người của thời đại”.
Theo nguồn tài liệu:.
http://www.bepthucduong.com/download-bi-kip/can-bang-axit-kiem-la-gi-2/.
http://www.bepthucduong.com/download-bi-kip/an-thuc-duong-se-tao-axit/.
Sách axit và kiềm – Cẩm nang thực dưỡng (Tác giả Herman Aihara).
Sách sự thật đằng sau bệnh ung thư – (Tác giả bác sỹ Morishita).
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 10, Tháp C, Tòa Central Point, số 219 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://ionia.com.vn/
Hotline: 0946 755 145 – 0929 577 431 Máy bàn: 0243 201 0853
TRUNG TÂM BẢO HÀNH TP.HCM :
Số 62 Đường TL42 Hà Huy Giáp ,Phường Thạnh Lộc ,Quận 12, TP.HCM
Hotline: 0929 577 431 – 0946 755 145 – 0912 320 487
NHÀ PHÂN PHỐI NHA TRANG :
117B Hoàng Văn Thụ, Phường Vạn Thắng, Nha Trang
Hotline :0909 023 384 – 0258 3891 115
TRUNG TÂM BẢO HÀNH ĐÀ NẴNG:
407 Nguyễn Phước Nguyên, Phường An Khê Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Hotline :0907918080- 0236 364 2535